You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thuhabk


Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
chào mọi người ạ. làm ơn cho em hỏi làm thế nào để xác định áp suất dị thường dựa vào tài liệu địa chấn và tài liệu địa vật lý
VÀ cho em hỏi: tiềm năng dầu khí phi truyền thống ở Việt Nam?có thể phân bố ở đâu?trong tầng nào
em xin cảm ơn

Tuan Duong Tran

Tuan Duong Tran
Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
Vấn đề về đá phiến dầu thì mình cũng chưa thấy có nghiên cứu nào tại VN.
Đó là theo mình biết thế.

thuhabk


Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
cám ơn bạn nhé

Shannui

Shannui
Ban Chuyên Ngành
Ban Chuyên Ngành
thuhabk đã viết:chào mọi người ạ. làm ơn cho em hỏi làm thế nào để xác định áp suất dị thường dựa vào tài liệu địa chấn và tài liệu địa vật lý
VÀ cho em hỏi: tiềm năng dầu khí phi truyền thống ở Việt Nam?có thể phân bố ở đâu?trong tầng nào
em xin cảm ơn
Câu hỏi rất hay !
1. Xác định dị thường áp suât, thường được xác định trong quá trình khoan em nhé. Khi khoan qua tầng đá đá nào, người ta phải dự báo áp suất tầng đó. Dấu hiệu nhận biết dựa vào áp suất của cột dung dịch khoan nhé, Nếu tầng khí thì áp suất cột dung dịch khoan tăng vọt, nếu gặp đới dập vỡ ( có thể nứt nẻ - đứt gãy) thì áp suất giảm nhé.
2. Theo anh được biết thì phi truyển thống thì có đá phiến sét dầu ( shale oil) và băng cháy ( gas hydrat) . Shale oil thì có hệ đồng Đồng Ho - Quảng Ninh. Gas hydrat thì bể Phú Khánh có tiềm năng lớn nhất.

Trận trọng ! Vui vẻ

https://www.facebook.com/nui.shan?ref=tn_tnmn

thuhabk


Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
em xin cảm ơn câu trả lời của anh ạ. nó rất hữu ích với em

PhuNguyen


Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
Chào bạn!
Theo những gì mình được biết. Để dự báo được áp suất vỉa ta thường dựa vào hai cơ sở dữ liệu:
- Số liệu các giếng đã khoan lân cận
- Dữ liệu địa chấn
Khi sử dụng dữ liệu địa chấn thì cần phải xác định vận tốc sóng âm trung bình theo hàm chiều sâu.
Khoảng thời gian lan truyền của sóng: t=(tf-tma)Q+tma.
Trong đó:
- t là khoảng thời gian truyền sóng trung bình
- tf là thời gian truyền sóng của lưu chất (fluids)
- tma là thời gian truyền sóng của thành phần hạt rắn trong đá (hay còn gọi là matrix)
- Q là độ rỗng của đá
Đối với các đá trầm tích cổ thì tốc độ lan truyền sóng cao (t bé), vì bị nén nhiều hơn.
Đối với các đá trầm tích trẻ thì tốc độ lan truyền sóng thấp (t lớn), vì bị nén ít hơn.
Đôi nét cơ bản về cách dự báo áp suất vỉa dựa vào dự liệu địa chấn là như thế. Nếu bạn quan tâm muốn biết thêm chi tiết thì có thể mail mình qua email: [You must be registered and logged in to see this link.]
-----------------------
Nguyễn Văn Phú
Lớp Khoan-Khai Thác
Trường Đại Học Dầu Khí Việt Nam
93 Nguyễn Văn Cừ, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
email: [You must be registered and logged in to see this link.]
Mobile: 01699012026

thuhabk


Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
cám ơn câu trả lời của bạn_ Nguyễn Văn Phú

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết