You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ocean

Ocean
Thành Viên OGC
Thành Viên OGC
Bằng cách đưa ra thêm nhiều hành động ngang nhiên, quấy phá vùng Biển Đông, Trung Quốc đang cố gắng để biến khu vực giàu tài nguyên khoáng sản này thành của mình, hãng tin CNBC (Mỹ) nhận định.

Tờ Oil Price - một đối tác xuất bản của tập đoàn truyền thông CNBC (Mỹ) đưa tin, Trung Quốc đã xác định rằng dầu khí ở Biển Đông là "tài sản quốc gia" của nước này. Tuy Oil Price không nêu rõ cơ quan nào của Trung Quốc đưa ra tuyên bố này và vào thời gian nào nhưng tác giả bài báo là học giả thuộc Viện Trung Á - Caucasus (trường ĐH Johns Hopkins) nhấn mạnh các hoạt động ngày càng leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông để đòi cái gọi là "chủ quyền" đối với khu vực rộng lớn được bao bọc bởi đường "lưỡi bò" phi pháp.
Trong khi báo chí Phương Tây gần đây tập trung vào vụ thử hạt nhân ở Triều Tiên hay căng thẳng quan hệ Trung-Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì Trung Quốc lại tiếp tục đẩy nóng vấn đề ở Biển Đông thêm một bậc nữa khi tuyên bố tài nguyên dầu khí ở Biển Đông là “tài sản quốc gia” của nước này.
Trong bình luận của mình, CNBC (Mỹ) cho rằng hiện nay, Trung Quốc đang ra sức gây rối và tạo ra các tranh chấp tại khu vực quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông (nơi có khoảng 750 đảo lớn nhỏ, đảo san hô và các bãi cạn) để từng bước hợp thức hóa các tuyên bố chủ quyền của mình và tiến tới độc chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ ở đó.

Tuyên bố ngông cuồng: “Dầu ở Biển Đông là tài sản của Trung Quốc” 250444de88666ac1be

Bắc Kinh hiện đang cố gắng đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền thông qua các bản đồ cổ và những cái mà họ cho là "bằng chứng lịch sử" (nhưng không được một nước nào công nhận), bất chấp việc năm 2002 Trung Quốc đã từng ký kết “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông” – DOC – một tuyên bố nhằm giảm căng thẳng trong việc tranh chấp tại đây.
Vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Chính phủ Mỹ (EIA) công bố số liệu về nguồn tài nguyên khoáng sản dự đoán tại Biển Đông, được cho là rất giàu tiềm năng và cũng là lý do khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn ở khu vực này.
Theo công bố ngày 7/2/2013 của EIA, Biển Đông “là một tuyến đường thương mại quan trọng và có lượng dự trữ khí hydrocarbons đầy tiềm năng, đặc biệt là khí đốt tự nhiên” và “EIA ước tính Biển Đông chứa khoảng 11 tỷ thùng dầu và dự trữ khoảng 900 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên và điều này được chứng minh là hoàn toàn có thể xảy ra”.
Tuy nhiên, những cuộc thăm dò nói trên chưa thể hiện được nhiều điều về khả năng thực sự của Biển Đông. Những dự đoán của EIA thấp hơn nhiều so với USGS – đơn vị khảo sát địa chất của Mỹ, tính toán rằng khu vực này có thể chứa đến 28 tỷ thùng dầu. Thậm chí các cơ quan chuyên môn của chính phủ Trung Quốc tính toán rằng Biển Đông chứa gần 200 tỷ thùng dầu.
CNBC bình luận: "Không ai có thể chắc chắn về những số liệu nói trên, đặc biệt là khi mà Hải quân Trung Quốc liên tiếp quấy phá và đuổi tàu khảo sát ra khỏi vùng biển này". Tuy nhiên, một điều chắc chắn là những tuyên bố của EIA sẽ chỉ làm tăng thêm tranh chấp tại Biển Đông. Kể cả số dầu chỉ là 11 tỷ thùng một cách khiêm tốn chứ không phải là 28 tỷ hay 200 tỷ thùng như những dự đoán trước đó thì việc thuyết phục Trung Quốc từ bỏ theo đuổi nguồn tài nguyên khoáng sản này là không dễ dàng.
Ở một số vùng biển khác, các nước đã chọn phương án hợp tác để cùng khai thác, dù vẫn còn những tranh chấp lãnh thổ xảy ra. Malaysia và Brunei đã cùng giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong năm 2009 để hợp tác khai thác vùng biển ngoài khơi Brunei. Thái Lan và Việt Nam cùng nhau hợp tác phát triển khu vực Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, ở Biển Đông, hợp tác cùng khai thác không phải là phương án được lựa chọn bởi sự tham gia của nhiều bên trong việc tranh chấp chủ quyền.
Ngày 11/2, Trợ lý Ngoại trưởng của Philippines Raul Hernandez đã nói rằng Manila hy vọng Trung Quốc có được một phản ứng chính thức về việc đồng ý đề nghị đưa ra trọng tài quốc tế về việc nước này đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). “Chúng tôi hy vọng rằng đúng thời hạn, họ [Trung Quốc] sẽ có thể chính thức thông báo cho chúng tôi và trả lời thông báo của chúng tôi mà chúng tôi đã gửi cho họ trước đó”. Philippines mong muốn Trung Quốc tôn trọng UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế, đảm bảo hàng hải và thềm lục địa liền kề 200 dặm (EEZ).
Manila củng cố quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng một thực tế là nước này đang đàm phán với Mỹ cho phép Mỹ trở lại căn cứ quân sự tại sân bay Clark và Vịnh Subic ở Philippines.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết